• 14/12/2013 15:38:11 | 1318 lượt xem

Đắng lòng trước cảnh cụ ông 96 tuổi một mình chăm cụ bà 91 tuổi

(Dân trí) - Từ khi cô con gái út qua đời, nỗi buồn đau như khắc lên khuôn mặt gầy gò, hốc hác của hai ông bà. Giờ đây, trong căn nhà quạnh hiu cũ kĩ, nước vôi đã bạc màu theo năm tháng, hai thân già chỉ biết nương tựa vào nhau sống từng ngày khắc khổ.

Đó là hoàn cảnh thương tâm của gia đình cụ Trần Hữu Sở (96 tuổi) và Lê Thị Con (91 tuổi) trú tại thôn Nam, xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là một huyện nghèo của miền Trung, người dân quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” mà vẫn không đủ ăn. Cái nghèo lúc nào cũng “rình rập” bên cạnh và sẵn sàng “ôm” lấy gia đình nào kém may mắn khi có cơ hội.

Gia đình cụ Sở thuộc diện nghèo nhất xã, trong nhà không có một cái gì đáng giá ngoài chiếc nồi cơm điện mà hằng ngày cụ cố lau chùi tỉ mỉ để nấu cháo cho bà. Căn nhà dột nát, rạn nứt, mùa này nắng có thể “chui” tọt xuống sàn nhà, còn mùa mưa bão thì càng thê lương hơn khi “mưa ướt không còn một chổ nấp”. Trước nhà cỏ mọc um tùm, hàng rào xiêu vẹo do lâu ngày không có người sửa sang, quét dọn.

 

Ngóng trông con cháu về
Ngóng trông con cháu về

 

Cụ Sở có ba người con nhưng người nào cũng kém may mắn, khổ cực. Anh con trai đầu chẳng may đột ngột qua đời do tai nạn, để lại đứa con lúc đó mới tròn 3 tháng tuổi. Cô con dâu không chịu nổi khó khăn, bế con nhỏ ra đi không một lời từ biệt, để lại hai vợ chồng già trong nỗi nhớ cháu thương con. “Từ ngày nó đi, biền biệt cả chục năm trời nhưng chưa một lần nó quay về hay báo tin cho tui yên tâm. Đứa cháu đích tôn giờ cũng không biết mặt mũi thế nào, nhiều đêm nằm nhớ con, nhớ cháu mà nước mắt cứ chảy dài”, cụ Sở bộc bạch.

Tháng ngày trôi qua, hai ông bà cố gắng bám trụ từng thửa ruộng, mét vườn nhằm lo cho Hạnh, đứa con gái út đang đi học. Sau khi ra trường không lâu, chị  Hạnh xin được việc làm gần nhà trong sự mừng thầm của hai ông bà. Tưởng đâu công sức của ông, bà bấy lâu nay đã được báo đáp, vậy mà cuộc đời thật trớ trêu khi chị Hạnh mắc phải căn bệnh ung thư quái ác. Lập gia đình không được bao lâu, một phần do bệnh tật, phần do không hợp tính nên chị và chồng sớm ly dị nhau, bỏ lại đứa con gái mới 2 tuổi.

 

Hai vợ chồng già yếu, không có ai chăm sóc, nghèo khổ mà vẫn thương yêu nhau.
Hai vợ chồng già yếu, không có ai chăm sóc, nghèo khổ mà vẫn thương yêu nhau.

 

Một lần nữa cụ Sở chứng kiến cảnh con cái chia lìa, nỗi đau như quặn xé ruột gan nhưng vì thương cháu, thương con cụ đành gạt nước mắt đón con về. Chị Hạnh xin một phòng nội trú tại nơi làm việc, sống cùng đứa con gái tội nghiệp chứ không chịu về nhà vì sợ ba mẹ lo lắng khi biết mình bị bệnh. Tháng ngày tiếp đó, chị vẫn lui tới chăm sóc hai ông bà nhưng cụ Sở không hề hay biết con gái đang mang trong mình căn bệnh quái ác. Cho đến khi bệnh bộc phát, chị mới xin về nhà thì lúc này đã quá muộn, bác sĩ kết luận chị bị ung thư giai đoạn cuối không thể nào cứu chữa. Cụ Sở đau đớn vô cùng khi thấy con gái đang quằn quại vì bệnh tật mà không làm gì được.

Ngày con gái mất (tháng 3 -2013), trong nhà không còn lấy một lon gạo, cụ Sở đành xách bao đi gõ cửa từng nhà xin từng lon gạo để lo tang sự cho con. Nỗi đau mất con, nỗi đau của người làm cha mẹ mà không lo lắng được cho con giằng xé trong tâm can của cụ. Cầm chén gạo trên tay mà hai dòng nước mắt cụ nhạt nhòa, không sao ngừng được. “Ngày nó còn sống, được bao nhiêu tiền nó lo lắng cho con cái, cho hai ông bà già này mà khi nó mất lại không có gì lo cho nó…”, nói đến đây cụ Sở khóc òa.

 

Cụ Sở đau buồn bên bàn thờ cô con gái út.
Cụ Sở đau buồn bên bàn thờ cô con gái út.

 

Từ khi cô con gái út qua đời, nỗi buồn như khắc lên khuôn mặt gầy gò, hốc hác của hai ông bà. Căn nhà cô đơn, lạnh lẽo đi hẳn. Chị Trần Thị Hảo (sinh năm 1965), người con gái thứ hai của cụ Sở bộc bạch: “Thấy ba mẹ già yếu, không ai chăm sóc nhưng em không thể ở lại đây lâu được vì còn gia đình chồng, con cái…”. Chị Hảo kể, do hồi đó cuộc sống quá đói nghèo nên chị cùng bạn bè đi kinh tế mới trong Lộc Ninh (Bình Phước), sau đó lập gia đình ở trong này, nhưng vì cuộc sống khó khăn, phải làm thuê, làm mướn cho người ta nên chị cũng không giúp đỡ gì được cho ba mẹ.

Tất cả mọi việc trong nhà lúc này chỉ phụ thuộc vào 360.000 đồng tiền phụ cấp người cao tuổi. Ngoài ra, hai ông bà chỉ biết trông chờ vào hàng xóm, cho bữa nào ăn bữa nấy. Đã vậy, tháng trước bà còn bị ngã gãy xương chậu nên giờ chỉ ngồi một chỗ, không hề cử động được.

Mọi việc lúc này đều do cụ Sở lo liệu, sức khỏe nay đã yếu, đôi tai không còn nghe rõ nhưng cụ không hề than vãn một câu, chỉ lặng lẽ chăm sóc và cầu mong bà sớm lành bệnh. Bán được ngọn rau, buồng chuối cụ đều dành dụm từng đồng để thuốc thang, mua cháo cho bà. Cụ không hề sắm sửa gì cho mình dù chiếc áo cụ đang mặc đã ngót 15 năm. Cụ Sở giải bày: “Đối với ông bà già này cực khổ mấy cũng chịu được, già rồi có chết nữa cũng không sao chỉ thương đứa cháu nhỏ không ai chăm sóc, tội nghiệp nó”. Nhìn hai vợ chồng già yếu, không có ai chăm sóc, nghèo khổ mà vẫn thương yêu nhau khiến ai trông thấy cũng xúc động, thắt lòng.

 

Vợ chồng cụ Sở sống trong căn nhà dột nát, cũ kĩ khi tuổi đã xế chiều.
Vợ chồng cụ Sở sống trong căn nhà dột nát, cũ kĩ khi tuổi đã xế chiều.

 

Ông Trần Văn Luật, Trưởng thôn Nam (Lộc An, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) cho biết: “Gia đình cụ Trần Hữu Sở thật sự rất khó khăn, cuộc sống chủ yếu phụ thuộc vào hàng xóm. Nhiều lần cụ đến cầu cứu sự giúp đỡ của thôn, xã nhưng vì nguồn kinh phí hạn hẹp nên chúng tôi không giúp đỡ được gì nhiều”.

Cảnh hai ông bà đến tuổi "rất gần đất, rất xa trời" nhưng vẫn phải tự mình chăm sóc lẫn nhau trong vô vàn khó khăn, khiến chúng tôi thật xót xa. Đến cái tuổi "đại thượng thọ", cả hai cụ vẫn chưa thể tìm cho mình một niềm vui đúng nghĩa, dù là nhỏ nhoi !...

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1049: Cụ Trần Hữu Sở, thôn Nam, xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Số điện thoại: 0169-319-5217

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 

 

Quang Tiến – Đại Dương

HỘI TỪ THIỆN XANH - VIET GREEN CHARITY
Địa chỉ: 102 H50 Ngõ 41/27 Phố Vọng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 04.62785649 | Fax: 04.36285415
Mobile: 090 4 679 583
Email: vietgreencharity@yahoo.com | tuthienxanh@gmail.com
Website: www.vietgreencharity.com
Yahoo Chat: vietgreencharity
Facebook: https://www.facebook.com/hoituthienxanh

Các bài viết khác

BACK TO TOP