(Dân trí) - Cha mẹ đều đã mất, hai chị em nương tựa lẫn nhau trong bao khó khăn. Đậu vào đại học, nỗi lo với cô chị càng lớn khi tiền học, tiền ăn càng chồng chất trên đôi vai gầy nhỏ bé.
Hoàn cảnh đáng thương mà chúng tôi muốn nhắc đến là em Nguyễn Thị Lan (SN 1995) ở xóm Bãi Đá, xã Nghĩa Thái (Tân Kỳ, Nghệ An).
Tuy khó khăn vất vả, nhưng hai chị em Lan vẫn luôn cố gắng học tập theo lời dặn của cha mẹ trước lúc ra đi.
Sinh ra trong một gia đình nghèo thuần nông ở huyện miền núi Tân Kỳ, Nghệ An. Năm Lan lên 4 tuổi, em trai Nguyễn Văn Hương mới sinh được 10 tháng, thì người bố là Nguyễn Văn Sáu (SN 1963) đã vĩnh viễn ra đi vì căn bệnh bướu cổ ác tính. Hoàn cảnh gia đình đã khó khăn lại càng thêm khốn đốn kể từ ngày đó. Mọi công việc trong gia đình đều đổ dồn lên đôi vai gầy tong, khắc khổ của người mẹ cũng quanh năm đau ốm Nguyễn Thị Thu (SN 1971).
Cũng chỉ vì điều kiện gia đình quá khó khăn, không có đủ tiền thuốc thang chạy chữa, thêm vào đó phải lo toan, gánh vác công việc nặng nhọc và cuối cùng người mẹ cũng qua đời vì căn bệnh ung thư cổ tử cung cách đây bốn năm. Và từ đó hai chị em Lan phải nương tựa vào nhau để sống.
Nhớ lại lời dặn dò của người mẹ trước lúc ra đi, Lan cầm tờ giấy báo nhập học trên tay khóc nức nở: “Mẹ dặn cho dù thế nào đi nữa hai chị em cũng không được bỏ học. Phải học cho giỏi để bố mẹ dưới suối vàng được yên lòng. Nhưng có lẽ cháu phải nghỉ học thôi...” .
Giấy báo nhập học của Lan vào trường Đại học Vinh.
Từ ngày mẹ qua đời để có đủ tiền cho hai chị em tiếp tục đến trường ăn học. Ngoài cấy hai sào ruộng khoán mà bố mẹ để lại. Một buổi đến trường một buổi ở nhà Lan xin đi làm thêm ở xưởng ngói gần nhà với số tiền lương khoảng 80.000 đồng/ngày. Những hôm xưởng làm ngói không có công việc Lan lại đi kiếm củi thêm để bán lấy tiền cho hai chị em sinh hoạt.
Công việc chính của Lan ở xưởng làm ngói là vác những viên ngói ướt vào trong lò. Với số tiền kiếm được hai chị em cố gắng chi tiêu tằn tiện cũng đủ sống qua ngày đoạn tháng. Khổ nhất là những ngày trời mưa gió kéo dài không thể đi làm được hai chị em phải chịu cảnh đói rét triền miên. Bữa cơm lúc nào cũng chỉ có canh rau trong vườn.
Cũng chỉ vì phải thường xuyên làm việc quá sức mà Lan thường xuyên đau ốm, cơ thể gầy nhom. “Cũng may xưởng làm ngói ở gần nhà thương tình, tạo điều kiện cho em đi làm thêm chứ nếu không có công việc đó thì hai chị em không biết sống như thế nào nữa. Khổ thế chứ khổ nữa em cũng chịu đựng được miễn là hai chị em được tiếp tục đến trường, không phải bỏ học”, Lan chia sẻ.
Bữa cơm thường ngày của hai chị em mồ côi luôn chỉ có rau trong vườn làm thức ăn chính.
Mặc dù cuộc sống vô cùng khó khăn và vất vả nhưng hai chị em Lan và em trai Nguyễn Văn Hương luôn luôn chăm chỉ trong học tập. Nhiều năm liền Lan luôn là một học sinh xuất sắc của trường và là tấm gương về nghị lực vươn lên cho các bạn cùng trăng lứa noi theo học tập. Không phụ tấm lòng của chị gái, năm nào Hương cũng là học sinh xuất sắc của trường, mới đây trong kỳ thi lên cấp 3 em có số điểm thi đầu vào cao nhất toàn xóm.
Hương chia sẻ: “Em thương chị nhiều lắm, ngày nào chị cũng phải đi vác ngói thuê để lấy tiền cho hai chị em ăn học. Vì còn nhỏ chưa giúp được gì cho chị nên cháu chỉ biết nấu cơm quét dọn nhà cửa và cố gắng học thật giỏi cho chị vui thôi”.
Lan thay mẹ chăm sóc em từ bữa ăn giấc ngủ, cả hai chị em luôn cố gắng học thật tốt.
Ngày tốt nghiệp cấp 3, Lan dự tính sẽ không thi đại học vì điều kiện hiện tại của gia đình và bản thân khó có thể tiếp tục theo học. Nhưng được các thầy cô giáo, anh em họ hàng động viên và đặc biệt là lời dặn của mẹ trước lúc lìa trần nên Lan đã dự thi Trường ĐH Vinh. Và Lan trúng tuyển vào ngành quản trị kinh doanh Trường đại học Vinh (Nghệ An).
Ngày nhận giấy báo nhập học của trường Lan mừng thì ít mà lo lắng nhiều hơn. Nếu Lan đi học thì người em trai ở nhà sẽ như thế nào? Rồi đây em sẽ làm gì để có thể tiếp tục nuôi giấc mơ ở giảng đường đại học? Những câu hỏi khiến cô bé băn khoăn không thể quyết định được, có lẽ rằng giấc mơ ở giảng đường đại học mãi chỉ là một giấc mơ. Nhưng cuối cùng dẫu có khó khăn thì Lan lại thêm một lần nữa nghĩ đến mẹ, được bạn bè, thầy cô, anh em, bà con chòm xóm quên góp tiền để em nhập học.
Giấy xác nhận hoàn cảnh nghèo khó của gia đình Lan.
Thương cho hoàn cảnh của Lan, chị Nguyễn Thị Hiền (một người dân trong xóm) đã chạy đi vận động khắp những làng trên xóm dưới, bạn bè gần xa để quyên góp kinh phí cho em có tiền đi nhập học. Chị Hiền chia sẻ: “Ở đây điều kiện kinh tế của mọi người còn nghèo khó nên số tiền vận động được cũng chẳng là bao, chỉ phần nào hỗ trợ được em trong khoảng thời gian ngắn thôi. Bố mẹ mất sớm nhưng hai đứa nó rất ngoan và học giỏi. Nhiều hôm sang nhà thăm 2 cháu mà nước mắt tôi cứ chảy ứa ra, thương lắm”.
Nhìn lên bàn thờ bố mẹ hai dòng nước mắt của Lan cứ trào ra. Em khóc vì giờ đây đã được nhập học nhưng biết lấy đâu ra số tiền cho chẳng đường sắp mới. "Em giờ không biết thế nào nữa nhưng sẽ cố gắng hết mình, chắc là phải xin đi làm thêm ngay từ ngày đầu luôn anh ạ. Bởi trong đợt nhập học vừa qua, em được anh em, bà con làng xóm quên góp được gần 6 triệu đồng và đã nộp tiền nhập học hết rồi, giờ chỉ còn mấy trăm ngàn nữa thôi mà sách vở chưa có chi cả. Em sợ không thể theo học tiếp đại học được nữa rồi. Em muốn đi làm thêm để tiếp tục được đi học như mẹ trước lúc chết đã nói với em, giờ em phải làm gì hả anh?...", câu hỏi và lời tâm sự nghẹn ngào của Lan với PV Dân trí sau những ngày có mặt tại Vinh làm thủ tục nhập học.
Đứng trước vong linh bố mẹ, hai chị em Lan hứa sẽ cố gắng học hành đến nơi đến chốn dù có phải vất vả.
Lan cho biết thêm, hiện em đã nhập học hết 5,5 triệu đồng và chỉ còn được vài trăm ngàn mà sách vở chưa có nên đang muốn đi làm thêm để lấy tiền mua sách vở, đồ dùng học tập cũng như mọi sinh hoạt. Còn đứa em trai Nguyễn Văn Hương ở quê cũng một mình sống trong căn nhà chỉ có 2 tấm di ảnh bố mẹ là quý giá và một con trâu do cậu mua để chăm sóc và phải nhờ đến sự nương nhờ của hàng xóm, anh em.
Những lời tâm sự của Lan khiến chúng tôi càng đau đớn hơn khi mà chẳng đường đại học trước mắt với em hãy còn dài lắm. Qua bài viết này, chúng tôi rất mong quý độc giả hãy bớt chút một ly cà phê, một que kem hay một điếu thuốc để cùng chung tay vun đắp ước mơ cho Lan.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1186: Em Nguyễn Thị Lan, xóm Bãi Đá, xã Nghĩa Thái, huyện Tân Kỳ, Nghệ An.
Số điện thoại: 01668.906.208 (gặp em Lan).
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
|
Nguyễn Duy - Phong Tình