- 21/03/2016 23:38:26 | 31981 lượt xem
Quy định về đầu giá từ thiện của CLB Từ Thiện Xanh
Về bản chất, “đấu giá từ thiện” là đấu giá tài sản, một hình thức bán tài sản công khai theo phương thức trả giá lên, có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục bán đấu giá được quy định và phương thức trả giá ở đây là phương thức trả giá từ thấp lên cao cho đến khi có người trả giá cao nhất. Chỉ khác là thay vì việc người tham gia đấu giá tài sản trả tiền mua tài sản với giá cao theo nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu lợi ích kinh doanh, thì nay họ sẵn sàng trả tiền mua tài sản với giá cao không chỉ vì nhu cầu cá nhân mà còn vì một mục đích cao cả đó là “làm từ thiện”. Điều này sẽ tôn vinh tấm lòng cao cả của cả người mua và người bán trong giao dịch này.
Gần đây, dư luận xã hội trên các mạng điện tử rất bất bình về vụ việc “đấu giá từ thiện” với nhiều tài sản quý giá như Bộ Tứ linh (long - lân - quy - phụng) có giá đấu khởi điểm là 40 tỷ đồng, chiếc trống đồng kỷ vật 1000 năm Thăng Long được trả mua với giá thu về là12 tỷ đồng, bức tranh đá quý có chữ ký của khoảng 80 thí sinh Miss Earth được trả với giá 3 tỷ đồng và viên đá rubi khổng lồ được trả với giá 11 tỷ đồng….Cuộc đấu giá thu về lên tới 75 tỷ đồng nhưng không có cá nhân, đơn vị nào thực hiện việc mua và trả tiền như đã đề cập trong phiên đấu giá[1].
Với nhiều người, họ cho rằng pháp luật của Việt Nam điều chỉnh về vấn đề này còn quá “nhiều lỗ hổng”. Và không ít ý kiến khác nhau, với “bức xúc” của mình, họ đã quy kết trách nhiệm cho “Ban tổ chức chương trình đấu giá”, hay người thắng cuộc trong cuộc đấu giá...
Dưới góc độ pháp lý của nhà làm luật và áp dụng các quy định pháp luật trong thực tiễn, thì chúng ta không thể phủ nhận rằng, pháp luật đã khá “bất cẩn” khi quy định vấn đề này. Bởi những lý do sau:
►Thứ nhất: Khi quy định, pháp luật vẫn chưa thống nhất giữa đấu giá tài sản và đấu giá hàng hóa. Cụ thể:
Về luật áp dụng:
Liên quan đến đấu giá, ngoài luật chung là Bộ Luật dân sự năm 2005 đang điều chỉnh thì hiện nay Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định 17/2010/NĐ-CP cũng đang điều chỉnh vấn đề này.
Sẽ áp dụng luật nào khi mà “tài sản bán đấu giá” theo Nghị định 17/2010/NĐ-CP là động sản, bất động sản, giấy tờ có giá và các quyền tài sản được phép giao dịch, còn “hàng hóa” trong “đấu giá hàng hóa” theo Luật Thương mại năm 2005 là tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, bao gồm những vật gắn liền với đất đai.
Về khoản tiền đặt cọc khi đăng ký tham gia đấu giá:
Với quy định về khoản tiền đặt cọc mà người tham gia đấu giá tài sản khi đăng ký phải đặt trước cho ban tổ chức đấu giá tài sản với mức tối thiểu là 1% và mức tối đa không quá 15% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá (theo khoản1, Điều 29, Quy định về đấu giá tài sản) rõ ràng có mâu thuẫn với khoản 2, Điều 199, Luật Thương mại năm 2005 với mức đặt cọc không quá 2% giá khởi điểm hàng hóa được đấu giá.
Về đấu giá không thành và xử lý hậu quả của việc đấu giá không thành
Theo Điều 202, Luật thương mại quy định, cuộc đấu giá được coi là không thành trong trường hợp: (i) không có người tham gia đấu giá, trả giá; (ii) giá cao nhất đã trả thấp hơn mức giá khởi điểm. Trong khi đó, trường hợp đấu giá không thành theo quy định về đấu giá tài sản chỉ bao gồm có các trường hợp sau: (i) tại cuộc bán đấu giá tài sản, người đã trả giá cao nhất rút lại giá đã trả trước khi đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá công bố người mua được tài sản và không có người trả giá tiếp kể từ giá của người trả liền kề trước đó; (ii) giá liền kề cộng với khoản tiền đặt trước nhỏ hơn giá đã trả của người từ chối mua.
Theo quy định về đấu giá tài sản thì khi đấu giá không thành tài sản sẽ được trả lại cho người có tài sản đấu giá. Trong khi các quy định về đấu giá theo Luật Thương mại năm 2005 không đề cập tới.
►Thứ hai: Pháp luật chưa có các chế tài cụ thể hơn, đủ “sức” cưỡng chế thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong đấu giá. Việc từ chối mua hàng sau phiên đấu giá mà không có sự đồng ý của người bán, người có tài sản là một ví dụ.
Pháp luật quy định xử phạt vi phạm hành chính về đấu giá từ 300.000 đến 20.000.000 đồng đối với những tài sản có giá trị hàng chục thậm trí hàng trăm hay hàng nghìn tỷ đồng thì vẫn chưa phải là thỏa đáng và chưa đủ tính răn đe?
Việc không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo đúng các quy định về đấu giá đã gây ảnh hưởng đến mục đích của phiên đấu giá như: (i)bán tài sản với mức giá cao nhất có thể nhằm thu lợi nhuận; (ii) khuyếch trương thương hiệu và uy tín của tất cả các bên khi tổ chức đấu giá công khai; và thậm chí (iii) nêu cao tinh thần “vì người nghèo” của biết bao con người có tấm lòng cao thượng...
Vậy, trước những bất cập và “bất cẩn” nói trên của pháp luật, chúng ta lấy cơ chế gì để điều chỉnh?
Theo ý kiến riêng của tôi, thì nên chăng, với những vi phạm trong đấu giá, ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện nay, tại sao chúng ta không sử dụng đến việc yêu cầu thực hiện hợp đồng đã được ký kết giữa các bên theo Luật Thương mại năm 2005. Việc không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết mà không có sự đồng ý của bên còn lại, gây thiệt hại thì phải thực hiện bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường thiệt hại, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định rất rõ tại Điều 302, Điều 303, Luật Thương mại năm 2005.
Trường hợp nếu lỗi do bên tổ chức đấu giá gây ra làm chủ sở hữu tài sản không thực hiện được việc bán tài sàn thì tổ chức đâu giá phải bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, trường hợp này là rất khó xác định, bởi lẽ, tổ chức đấu giá chỉ như một đơn vị đại diện thay mặt chủ sở hữu tài sản thực hiện việc bán đấu giá tài sản/hàng hóa theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp đấu giá thành, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được thiết lập, nhưng người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng sẽ gây thiệt hại rất lớn đối với chủ sở hữu tài sản. Cụ thể: (i) chủ sở hữu không thực hiện được mục đích bán tài sản theo giá ấn định và mức chênh lệch cao nhất có thể; và (ii) tốn kém chi phí tổ chức bán đấu giá…
Thiết nghĩ, dù luật nào điều chỉnh, thì việc đấu giá tài sản đều phải thực hiện theo nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 9, Bộ luật Dân sự năm 2005. Với nguyên tắc chung này, chúng ta sẽ có cơ sở để yêu cầu bồi thường thiệt hại khi một trong các bên vi phạm hợp đồng đã ký kết.
Cách thức ủng hộ:
Quà và lương thực thực phẩm xin gửi đến các đại diện CLB Thiện nguyện Xanh:
- Sài Gòn: Ms.Hà - 0985688447 - 15B1 Đông Sơn, p7, Q.Tân Bình
- Quảng Bình: Ms.Thơ - 0948463030 - 64 Hoàng Diệu, Đồng Hới
- Nghệ An: Ms. Lưu Ly & Quý - 0968889071 - 326 Nguyễn Văn Cừ, Tp Phố Vinh
- Hà Tĩnh: Mr.Tâm - 0918379628 - Trung tâm đấu giá tỉnh Hà Tĩnh.
- Hà Nội: Ms.Nụ - 01658762192 - 102H50 ngách 41/27 Phố Vọng, Q.Hai Bà Trưng
Tài khoản nhận tiền quyên góp từ các cá nhân, tổ chức hảo tâm của Hội như sau:
Chủ tài khoản: Lê Tiến Dũng
Số tài khoản:
- Vpbank: 333 333 333 3333
Hội sở, 72 Trần Hưng Đạo, Hà Nội
- Tpbank: 6333 333 3336
Hội sở, 57 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
- Bidv:1201000 38 33333
Sở giao dịch I, Hà Nội
Rất cần sự quan tâm sẻ chia của Quý vị. Mọi tấm lòng vàng của quý vị có thể liên hệ với Trưởng ban tổ chức: Lê Tiến Dũng - 01247533333 hoặc tuthienxanh@gmail.com -www.tuthienxanh.com