• 14/02/2014 10:16:01 | 1170 lượt xem

Thương cậu học trò chằm lá thuê, dành tiền cho mẹ vô hoá chất

Hoàn cảnh nêu trên là của mẹ con chị Huỳnh Thị Phượng (1957) (phó chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Quới Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre) đang bị căn bệnh ung thư vú hành hạ. Để có tiền vô hoá chất, chị gắng gượng cùng đứa con trai là em Bùi Huỳnh Quốc Nguyên (1998) – đang học lớp 9 trường THCS Tân Thạch (Châu Thành, Bến Tre) chằm lá kiếm tiền thang thuốc nhưng số tiền công chỉ đủ để đong gạo, hiện gia đình chị Phượng hoàn toàn rơi vào cảnh bế tắc.

Nhiệt tâm với công tác từ thiện

Trong căn nhà “tình nghĩa” – do chị em trong nhà hùn tiền xây dựng cho mẹ con chị Phượng ở cách nay 3 năm, chị Phượng nghẹn ngào kể lại cuộc đời cơ cực, tủi phận của mình: “Tôi và cha
\ cháu Nguyên li dị từ khi cháu nó bước vào lớp 1. Từ đó, một thân một mình tui đi làm công nhân nuôi cháu Nguyên khôn lớn như bây giờ. Nhưng cách đây gần 10 năm, do sức khoẻ kém, tôi về địa phương phụ trách công tác kế hoạch hoá gia đình và kiêm chức phó chủ tịch Hội chữ thập đỏ ở xã. Đến năm 2011, do không bằng cấp chuyên môn bên ngành y nên tôi chỉ còn tham gia công tác Hội chữ thập đỏ không có lương đến bây giờ. Bởi thế để có tiền sinh sống, tôi phải làm thêm  công việc chằm lá lợp nhà, đúng lúc khó khăn, tôi lại phát bệnh.”

Với số tiền tích cóp trong khoảng thời gian đi làm công nhân và công việc chằm lá thuê hàng ngày (từ nhiều tấm lá dừa nước, xé nhỏ, buộc lại thành tấm lá lợp nhà - PV), hai mẹ con chị Phượng vừa đủ cái ăn cũng như chi phí học hành cho cháu Nguyên. Tuy nhiên, khoảng tháng 5/2013, chị thấy đau ở vùng ngực, chị lên bệnh viện Ung Bướu TP HCM thăm khám thì phát hiện mình bị ung thư vú, các bác sĩ yêu cầu phải phẫu thuật.

 

Quốc Nguyên rất lo lắng, sợ bệnh tình cướp đi người mẹ tần tảo một mình nuôi em khôn lớn
Quốc Nguyên rất lo lắng, sợ bệnh tình cướp đi người mẹ tần tảo một mình nuôi em khôn lớn

 

 

Chị Phượng về nhà tính toán, gom góp hết tiền tiết kiệm chỉ được vài triệu đồng, tài sản khác chỉ vỏn vẹn cái nền nhà, không còn vật gì mang đi cầm cố được. Nhờ sự động viên và bảo lãnh của chính quyền địa phương, chị Phượng đi vay ngân hàng chính sách xã hội 10 triệu (1 tháng trả tiền lời 65.000đồng); vay ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn được 12 triệu đồng (hiện trả lãi mỗi tháng 120.000đồng), chị gom hết số tiền lên bệnh viện tiến hành phẫu thuật (tháng 6/2013), nhờ có thẻ BHYT nên số tiền vay mượn cũng vừa đủ, tuy nhiên ca phẫu thuật chỉ là phần “mở màn”, vì chị Phượng phải trải qua 6 lần vô hoá chất, sau đó tiếp tục xạ trị thêm 12 tia nữa, sức khoẻ mới mong hồi phục.

Nhờ địa phương và bà con dòng họ tiếp giúp, chị Phượng có tiền vô hoá chất được 4 toa, mỗi toa chỉ tính riêng tiền thuốc (đã có BHYT - PV) là hơn 2 triệu đồng, chưa tính tiền xe, tiền thuê nhà trọ… Vì theo chị Phượng cho biết, mỗi lần vô hoá chất, chị phải lên BV trước từ 3 ngày, do vậy phải thuê nhà trọ ở. Vì sợ tốn kém, phần vì sợ ảnh hưởng đến việc học của cháu Nguyên nên mỗi khi lên BV vô hoá chất, chị Phượng chỉ đi một mình.

 

Quốc Nguyên rất lo lắng, sợ bệnh tình cướp đi người mẹ tần tảo một mình nuôi em khôn lớn
Dù gia cảnh khó khăn nhưng chị Phượng rất nhiệt tâm với công tác xã hội, tự thiện nên nhận được nhiều bằng khen, từ Trung ương đến địa phương

 

Chị Nguyễn Thị Thuỷ - một nhà hảo tâm ở Bến Tre chia sẻ: “Trước đây tôi biết chị Phượng qua các hoạt động từ thiện ở địa phương, tôi thấy chị là một cán bộ rất nhiệt tâm với công tác xã hội, từ thiện. Mấy năm qua, chị vận động cất nhà tình thương cho bà con nghèo, vận động xây cây nước, giới thiệu các hoàn cảnh nghèo, bênh tật đến các nhà hảo tâm, báo đài…nhờ đó hàng trăm hoàn cảnh ngặt nghèo được các nhà hảo tâm giúp đỡ. Tuy nhiên, đến khi bản thân chị lâm vào cảnh túng bẩn, vì căn bệnh nan y, chị Phượng chẳng dám nói với ai, một mình cắn răng chịu đựng đến bây giờ!”

Mong mẹ sống đời với con

Quốc Nguyên lặng lẽ ngồi chằm lá trước hiến nhà với vẻ mặt đầy lo lắng. Chúng tôi hỏi, em có thấy vất vả không? Quốc Nguyên ngước mắt lên nhìn chúng tôi, ngậm ngùi chia sẻ: “Em không sợ vất vả, chỉ mong mẹ sống với em, vì từ lâu em đã không có sự chăm sóc thương yêu của cha rồi nên mẹ là chỗ dựa duy nhất của em trên cõi đời này!”

Hiện tại, mỗi ngày sau giờ học, Quốc Nguyên vội vã về nhà, ăn vội mấy bát cơm rồi bắt đầu công việc chằm lá. Dù em làm việc cật lực đến tận chiều tối nhưng số tiền công chỉ hơn 25.000 đồng. Hôm nào chị Phượng khoẻ, chị gắng gượng cùng chằm là với Quốc Nguyên, tiền công lên được 35.000 đồng, toàn bộ số tiền này, Quốc Nguyên chỉ tiết kiệm một phần dùng đong gạo hàng ngày, còn lại bao nhiêu đưa hết cho chị Phượng thang thuốc.

 

Quốc Nguyên rất lo lắng, sợ bệnh tình cướp đi người mẹ tần tảo một mình nuôi em khôn lớn
Trước cảnh bế tắc của gia đình, em Quốc Nguyên đã làm đơn gửi đến báo Dân trí, nhờ bạn đọc tiếp sức để duy trì sự sống cho mẹ mình

 

 

Để có tiền cho chị Phượng vô hoá chất đợt 3 vừa rồi, Hội chữ thập đỏ xã Quới Sơn và huyện Hội Châu Thành trích quỹ cơ quan và đứng ra vận động một số nhà hảo tâm để cho chị Phượng vô hoá chất đúng lịch hẹn với bệnh viện. Tuy nhiên với tình cảnh hiện tại, nợ trước, nợ sau chưa trả, tiền công chằm lá của em Nguyên chỉ đủ lo cái ăn nên hiện tại Quốc Nguyên rất lo lắng, không biết làm sao để có tiền cho mẹ em vô hoá chất đợt 5 cũng như những lần tiếp theo.

“Phận làm mẹ như tui, sớm để cháu nó trở thành “trụ cột” gia đình như thế này tui khổ tâm lắm, nhất là mới đây, cháu nó đòi nghỉ học để đi làm thuê cho tôi chữa bệnh. Lúc đầu tôi giận la cháu dữ lắm nhưng nghĩ lại cũng vì cháu nó hiếu thảo mới dám nghĩ đến việc bỏ học. Nhưng thật tình đàng nào tôi cũng không đồng ý cho cháu bỏ học trong lúc này!”

 

Quốc Nguyên rất lo lắng, sợ bệnh tình cướp đi người mẹ tần tảo một mình nuôi em khôn lớn
Sau buổi học, Quốc Nguyên về nhà và bắt đầu công việc chằm lá đến chiều tối, nhưng số tiền công chỉ đủ đong gạo, vì thế em đã nghĩ đến việc bỏ học đi làm công nhân kiếm tiền cho mẹ trị bệnh

 

Ông Trần Minh Đức – Phó chủ tịch xã Quới Sơn cho biết: "Chị Phượng là một cán bộ rất nhiệt tâm với công tác từ thiện, xã hội ở địa phương. Nhưng giờ đây, chị mắc phải căn bệnh ngặt nghèo, gia cảnh lại quá khó khăn (gia đình thuộc hộ nghèo - PV) mà bệnh tình của chị còn phải điều trị thêm một thời gian dài nữa mới có kết quả. Chính vì vậy, rất mong bạn đọc Dân trí giúp đỡ để chị có tiền chữa bệnh, vì nếu chị khoẻ mạnh trở lại, đồng nghĩa với việc có nhiều hoàn cảnh nghèo, bệnh tật được chị giới thiệu đến các nhà hảo tâm. Và ý nghĩa nhất là cháu Quốc Nguyên sớm không phải mồ côi mẹ, khi cha em đã bỏ đi từ nhỏ."

Bàn tay học trò thường nhỏ nhắn, mềm mại nhưng bàn tay của Quốc Nguyên thì chai sạn và chi chít những vết thẹo nhỏ xẻ dọc xẻ ngang trên đầu các ngón tay, chính điều này giúp chúng tôi hiểu ra công việc chằm lá hàng ngày của Quốc Nguyên là vất vả. Tuy nhiên, em không nửa lời than vãn, cặm cùi chằm lá để kịp giao sản phẩm cho ông chủ, lấy tiền đong gạo, lo bữa cơm có ít thịt cho mẹ bồi dưỡng lấy lại sức sau đợt vô hoá chất vừa rồi.

Với đứa con có tấm lòng hiếu thảo như Quốc Nguyên khi chứng kiến những cơn đau của mẹ vì thiếu thuốc, chắc hẳn em phải rời mái trường, kiếm tiền cho mẹ chị bệnh là điều mà những người chuyên “bắt nhịp cầu Nhân ái” như chúng tôi nhận thấy được và vô cùng lo lắng.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:

1. Mã số 1312: Chị Huỳnh Thị Phượng – số 393/2 tổ 15 - ấp Quới Hòa Tây – xã Quới Sơn - huyện Châu Thành – Bến Tre.

ĐT: 01228 880 837

Hoặc

HỘI TỪ THIỆN XANH - QUỸ TỪ THIỆN XANH - THIỆN NGUYỆN XANH - CLB TỪ THIỆN XANH
Giấy phép hoạt động số 22/GXN-TTĐT - Bộ TT&TT Hà Nội, ngày 22/3/2012
Hội hoạt động trên nguyên tắc không vụ lợi, không vì mục đích chính trị, tôn giáo 
Chỉ nhằm giúp mọi người biết được các hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam để giúp đỡ
Ban Quản Trị không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên 
Địa chỉ: 102 H50 Ngõ 41/27 Phố Vọng, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội 
Tel: (84-4) 6.2785649 - Mobile: 0904 679 583
Email: vietgreencharity@gmail.com | tuthienxanh@gmail.com 
Website: www.vietgreencharity.com | www.tuthienxanh.com

Các bài viết khác

BACK TO TOP