• 14/11/2013 14:41:22 | 945 lượt xem

“Cha đã sẵn sàng ra đi, chỉ thương mẹ và 2 con sẽ khổ”

(Dân trí) Anh Tiến là công nhân lấy rác, từ công việc anh thấy sự vất vả của việc ít học. Bởi vậy, dù khổ cực đến đâu, anh quyết cho hai con ăn học, nhưng trớ trêu, anh bị ung thư phổi. Cái chết cận kề nhưng anh chỉ sợ hai con sẽ đói khát, thất học.

Hoàn cảnh của người đàn ông lấy rác khổ sở trên là anh Nguyễn Thanh Tiến (43 tuổi), ngụ xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Trước đây, gia đình anh Tiến thuộc diện hộ nghèo nhưng từ khi được Công ty TNHH Một thành viên Công trình đô thị Bến Tre nhận vào làm công nhân lấy rác, địa phương đã cho anh “thoát nghèo”. Nhưng thực tế với đồng lương hơn 3 triệu đồng lo cho hai đứa con ăn học thì làm sao không túng thiếu. Đã vậy, ông trời con bắt anh mang thêm căn bệnh nan y, gia đình anh Tiến thật sự rơi vào bế tắt.

Đến gia đình anh Tiến, chúng tôi được bà con hàng xóm cho biết anh đã lên bệnh viện Lao Phổi Bến Tre nằm viền gần nửa tháng nay. Nhìn căn nhà nhỏ nền đất, tuềnh toàng, hai con anh Tiến ngồi trông nhà cặm cụi tuốt cọng dừa để chiều đem bán lấy tiền đong gạo.

Em Nguyễn Thị Thanh Xuân - đang học lớp 9A3 trường THCS Lương Phú (huyện Giồng Trôm) bùi ngùi cho biết: “Cha cháu bệnh cả 2 tháng nay nhưng vì không tiền nên cha cháu không chịu đi viện. Cách nay nửa tháng mấy bác ở xóm đến khuyên cha cháu và cho mượn ít tiền nên cha mới chịu đi bệnh viện.”

Trong lúc cháu Thanh Xuân nói chuyện với chúng tôi, đứa con trai út của anh Tiến là cháu Nguyễn Thanh Sang - đang học lớp 7A3 trường THCS Lương Phú không kịp cởi bộ đồ đồng phục, Sang bế nguyên tô cơm trắng, chan với nước mắm và ít cọng rau muống ngồi bên mé hiên ăn ngon lành. Ăn được mấy thìa cơm, cháu Sang quay lại hỏi chị Xuân: “Sao ba đi lâu quá mà chưa về thăm chị em mình vậy chị?”. Đôi mắt cháu Xuân đỏ hoe trở lời như trấn an: “Ba đi trị bệnh, mai mốt ba về”

 

Những lúc rãnh rỗi cháu Xuân và Sang phụ mẹ tuốt cọng dừa bán lấy tiền đong gạo
Những lúc rãnh rỗi cháu Xuân và Sang phụ mẹ tuốt cọng dừa bán lấy tiền đong gạo

 

 

Trong căn nhà trống trơn từ trước đến sau, chỉ có mấy tấm giấy khen của cháu Xuân và Sang và mấy bộ đồ lao động của anh Tiến là làm chúng tôi để ý. Chúng tôi bước ra khỏi nhà, một cơn gió mạnh lùa tới, cháu Xuân và Sang co rúm lại, hai đứa nhỏ đưa đôi mắt buồn thiu nhìn chúng tôi, như mong chúng tôi nán lại thêm chút nữa.

Tại bệnh viện, anh Tiến mệt nhọc trò chuyện với chúng tôi được vài câu, anh Tiến tự nôn ra cả chén máu. Chị Nguyễn Thị Thảo – vợ anh Tiến vừa khóc vừa chạy kêu bác sĩ, nhưng anh Tiến khoác tay không cho gọi vì anh biết đây là hiện tượng bình thường của căn bệnh quái ác này và anh cũng bị ọc nhiều lần rồi nhưng anh không cho chị Thảo biết.

Anh Tiến chia sẻ: “Câu chuyện tôi và mấy đồng nghiệp khác đang làm việc tại công ty Công trình đô thị Bến Tre không được ký hợp đồng lao động dù làm việc đã 2 năm, có lẽ các anh cũng đã biết. Nói thật, lúc đó, gia đình quá khó khăn nên khi được công ty nhận vào làm là mình mừng lắm rồi, có biết chi đến hợp đồng, có chế độ bảo hiểm gì đâu. Đến khi phát bệnh, các bác sĩ hỏi thì mới biết tấm thẻ bảo hiểm quý lắm cho những người nghèo mắc bệnh như chúng tôi khi nằm viện!”

 

Những lúc rãnh rỗi cháu Xuân và Sang phụ mẹ tuốt cọng dừa bán lấy tiền đong gạo
Vì hai cháu Xuân và Sang còn nhỏ nên chị Thảo phải về nhà vừa chăm sóc hai cháu và tuốt cọng dừa để kiếm tiền sinh sống vì anh Tiến đã nghỉ việc

 

 

Theo anh Tiến, nếu không ngã bệnh anh làm việc đến tháng 10/2013 này là tròn 2 năm. Mỗi ngày, anh Tiến cùng 3 nhân viên khác (1 tài xế, 1 nhân viên chính thức và 1 công nhân lấy rác theo diện như anh Tiến - PV) làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, công việc của anh Tiến là lấy rác ở lề đường đổ lên xe rồi theo xe chở về bãi rác đổ xuống và tiếp tục quay lại đoạn đường mà đội anh Tiến phụ trách tiếp tục lấy rác và cho đến khi nào hết rác trên đường thì mới xong một ngày làm việc.

Chị Thảo cho biết, gia đình không có “cục đất chọi chim”, hàng ngày ngoài việc chăm sóc cháu Xuân và Sang thì trong xóm có ai thuê làm cỏ, gặt lúa thì chị đi làm, kiếm thêm ít tiền chợ. Bởi vậy, cuộc sống cả nhà chỉ trông chờ vào đồng lương lấy rác của anh Tiến. Chị Thảo bùi ngùi chia sẻ: “Mấy người trong xóm bảo công việc lấy rác của anh Tiến vừa vất vả, vừa độc hại, nếu làm lâu ngày sẽ mắc bệnh nan y. Anh Tiến biết vậy, nhưng vì thương con, muốn cho con cái chữ nên anh Tiến gắng sức mà làm. Tụi nhỏ chưa học đến đâu, anh Tiến lại đổ bệnh thế này.” Chị Thảo sụt sùi nước mắt.

 

Những lúc rãnh rỗi cháu Xuân và Sang phụ mẹ tuốt cọng dừa bán lấy tiền đong gạo
Một, hai bôm chị Thảo chạy lên bệnh viện chăm sóc cho anh Tiến. Hiện anh Tiến rất lo hai con mình sẽ đói khát, thất học khi anh nằm xuống.

 

 

Dù rất lạc quan với cái chết nhưng khi nghĩ đến chuyện ăn học của cháu Xuân và Sang khi anh không còn nữa, anh Tiến bàng hoàng nói: “Cái chết tôi đã sẵn sàng rồi, chỉ tội cho vợ con, nhất là hai đứa nhỏ, tôi nằm xuống rồi thì nay mai tụi nó cũng sẽ bỏ học và cảnh đói khát sẽ diễn ra! Nghĩ đến điều này, tôi không thể nhấm mắt chú ơi!”

Trao đổi với PV Dân trí, bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn – Phó Giám đốc Bệnh viện Lao Phổi Bến Tre cho biết: “Nói một cách dễ hiễu trong phổi anh Tiến có một khối u và đã xâm lấn vào phế quản bên trái. Bệnh tình của anh đã vào giai đoạn cuối nên hiện tại bệnh viện chỉ tập trung điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể là chính. Không còn phương pháp nào tốt hơn cho anh Tiến lúc này, ngoài liều thuốc tâm lí.”

Ông Lê Văn Phết – Phó chủ tịch UBND xã Lương Phú cho biết: “Từ ngày anh Tiến phát bệnh gia đình anh gặp nhiều khó khăn vì nguồn thu chính đã bị cắt. Thấu hiểu tình cảnh này, trước mắt Uỷ ban xã đã vận động các mạnh thường quân hỗ trợ sách vở, quần áo cho hai con anh Tiến nhập học. Được biết, bệnh tình của anh Tiến là nan y, bởi vậy tương lai của cháu Xuân và Sang có được học hành đến nơi đến chốn hay không là hoàn toàn nhờ vào sự tiếp sức của bạn đọc Dân trí, các nhà hảo tâm xa gần.”
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1169: Chị Nguyễn Thị Thảo hoặc anh Nguyễn Thanh Tiến, ấp 6, xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

ĐT: 0165.9576.255

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 

 

 Ngô Nguyễn

Các bài viết khác

BACK TO TOP