• 22/11/2013 08:00:09 | 1167 lượt xem

“Mỗi lần nhìn học trò, tôi tự nhủ mình không được gục ngã”

(Dân trí) – Dù sống chung với căn bệnh suy thận, cô vẫn ngày ngày đứng trên bục giảng mang kiến thức đến với học trò. Với cô, công việc “trồng người” chính là liều thuốc để cô quên đi mọi đau đớn bệnh tật, bất hạnh cuộc đời để sống...

Hơn 3 năm vừa chạy thận vừa đi dạy

Cứ đều đặn mỗi tuần 3 buổi, sau giờ lên lớp, cô Nguyễn Thị Kim Liên (SN 1973), giáo viên trường tiểu học Thiệu Dương (TP Thanh Hóa) lại tất bật quay về bệnh viện để chạy thận duy trì sự sống. Cũng đã hơn 3 năm sau ngày cô phát hiện ra căn bệnh quái ác rồi gắn bó với bệnh viện như chính ngôi nhà mình, tưởng chừng như cô đã không thể vượt qua. Ấy thế mà cái nghiệp “trồng người” lại chính là liều thuốc giúp cô lấy lại được niềm tin, nghị lực để tiếp tục sống.

Vậy là cứ sau buổi dạy, cô lại trở thành bệnh nhân của Khoa chạy thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực. Những ngày đầu tiên chống chọi với bệnh tật, sức khỏe suy kiệt, cơ thể gầy yếu, mỏi mệt, không thể đến trường đi dạy, chỉ quanh quẩn với kim tiêm, dây chuyền, máu... cô nghĩ cuộc sống đã khép lại với bản thân mình. 

Nhưng rồi cứ nghĩ đến những tháng ngày gắn bó với nghề, với đồng nghiệp, được đứng trên bục giảng truyền kiến thức cho học trò lại như tiếp thêm cho cô sức mạnh nên cô đã không đầu hàng số phận. “Lấy lại thăng bằng cho bản thân, gạt nước mắt và những gian nan phía trước, sau một thời gian ổn định lại sức khỏe, mình tiếp tục trở lại trường đi dạy để lấy lại niềm tin và nghị lực để vượt qua. Mặc dù có những khi cảm thấy vô cùng mệt mỏi nhưng chỉ cần được nhìn thấy lũ học trò là mình lại càng cố gắng hơn nữa” – cô Liên tâm sự.

 

Dù phải chạy thận nhân tạo hàng tuần nhưng cô Liên vẫn ngày ngày lên lớp đi dạy
Dù phải chạy thận nhân tạo hàng tuần nhưng cô Liên vẫn ngày ngày lên lớp đi dạy

 

Hơn 3 năm, đôi tay cô đã có quá nhiều những vết bầm tím chằng chịt bởi kim tiêm, dây chuyền nhưng đôi tay ấy vẫn luôn cầm phấn đứng trên bục giảng dạy cho bao học trò. Đôi tay ấy dù mỏi mệt, dù đau đớn vẫn cố gắng hoàn thành sứ mệnh của một nhà giáo.

Nghị lực của cô khiến ai cũng khâm phục, ngôi trường, nơi cô đang giảng dạy cũng luôn tạo điều kiện giúp đỡ cô trong suốt thời gian qua. Tuy vậy, cô luôn cố gắng không để bệnh tật ảnh hưởng đến công việc. Biết rằng rồi một ngày nào đó, sức khỏe không còn đủ điều kiện để cô tiếp tục đứng lớp nhưng với cô ngày nào còn được đứng trên bục giảng thì ngày đó còn làm hết sức mình để không làm ảnh hưởng đến học trò của mình.

Cũng đã hơn 20 năm gắn bó với nghề “chèo đò chở chữ”, khi chưa bị mang căn bệnh này, cô Liên nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, giáo viên viết chữ đẹp, nhiều học sinh của cô đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi...

Cuộc đời bất hạnh của một nhà giáo

Trong căn nhà nhỏ chừng 30m2, nằm lọt thỏm giữa những dãy nhà cao tầng của phố Nhà Thờ (TP Thanh Hóa), cô Liên lặng lẽ với cuộc sống một mình. Cuộc đời của cô cho đến giờ có quá nhiều nỗi đau và bất hạnh. Bởi thế chỉ cần chạm nhẹ vào những vết thương đó thì niềm đau ấy lại như được vỡ òa.

Ngay từ nhỏ, cô đã mồ côi mẹ, bố đi bước nữa vì thế anh em cô đều sống thiếu tình cảm gia đình. Cho đến sau này khi cô lập gia đình, niềm vui này cũng không trọn vẹn. Do căn bệnh hiểm nghèo khiến cô cũng mất đi thiên chức làm mẹ.

Nỗi bất hạnh lại một lần nữa đổ ập xuống căn nhà bé nhỏ của cô đó là vào cuối năm ngoái khi nghe tin bệnh cô trở nặng, chồng cô đã vội vàng chạy xe về nhà. Có lẽ do quá lo lắng, anh đã gây ra một vụ tai nạn giao thông. Những món nợ trong gia đình cô lại càng thêm chồng chất.

 

Công việc khiến cô quên đi bệnh tật nhưng cũng chính công việc mới giúp cô có tiền chữa trị bệnh
Công việc khiến cô quên đi bệnh tật nhưng cũng chính công việc mới giúp cô có tiền chữa trị bệnh

 

Mang căn bệnh hiểm nghèo nhưng cô không có người thân bên cạnh. Chồng cô làm việc ở xa, bởi thế sau những giờ trên lớp và bệnh viện, cô lặng lẽ trở về căn nhà nhỏ, tự lo cuộc sống và chăm sóc bản thân. Ngay cả khi nằm điều trị thời gian dài ở Hà Nội, cô cũng chỉ một mình vì chồng cô còn phải lo kiếm tiền chữa trị cho vợ.

Không có người thân bên cạnh, niềm vui, niềm an ủi duy nhất mà cô có được để chiến thắng được bệnh tật chính là công việc của mình. Công việc khiến cô quên đi bệnh tật, quên đi nỗi bất hạnh của cuộc đời mình và cũng chính công việc mới có thể duy trì việc chữa bệnh cho bản thân cô. Những đồng lương ít ỏi của cô đều dành cho việc chi trả thuốc men, điều trị bệnh.

“Số phận bắt mình phải như vậy nên cũng đành chấp nhận. Nhưng còn ngày nào vẫn còn sức làm việc thì cứ cố gắng hết mình thôi. Gía mà có một đứa con...” – Cô Liên nghẹn ngào trải lòng, cái ước mơ của một nhà giáo cả cuộc đời bất hạnh chỉ đơn giản là vậy thôi.

 Thương vợ sống chung với căn bệnh hiểm nghèo, nhiều lúc chồng cô đã khuyên bán đi căn nhà nhỏ, nơi cô đang sống để lấy tiền chữa bệnh nhưng rồi cô bảo căn nhà ấy chẳng đáng được bao nhiêu, bán rồi không biết ở đâu. Hơn nữa, tổng chi phí một ca ghép thận tốn 500 - 700 triệu đồng. Số tiền đó đối với đồng lương giáo viên ít ỏi của cô và công việc không ổn định của chồng thì đó là không tưởng. Cô đành cam chịu chấp nhận sống chung với bệnh bởi có mơ cô cũng chẳng dám mơ sẽ có một phép nhiệm màu về một số tiền khổng lồ ấy.

Chia sẻ về cô Kim Liên, cô giáo Phạm Thị Lan Anh, Hiệu trưởng trường tiểu học Thiệu Dương cho biết: “Dù thường xuyên phải đi chạy thận nhưng cô Liên vẫn không làm ảnh hưởng đến công việc dạy học trên lớp. Những năm trước khi chưa bị bệnh, cô vẫn luôn đạt danh hiệu GV dạy giỏi cấp huyện. Nhà trường đang cố gắng tạo mọi điều kiện giúp đỡ để cô Liên có thể vẫn đứng lớp mà vẫn đi có thời gian điều trị bệnh”.

“Biết hoàn cảnh của cô Liên như vậy nên chị em đồng nghiệp luôn động viên, giúp đỡ. Do hoàn cảnh gia đình cô quá khó khăn nên, nhà trường cũng đang làm tờ trình xin Phòng GD sau này nếu sức khỏe của cô Liên giảm sút thì sẽ bố trí cho cô dạy một số tiết kết hợp với công việc hành chính để cô có thể vẫn có thời gian chữa bệnh vừa có một khoản tiền để chi phí cho quá trình điều trị” – cô Lan Anh tâm sự.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1235: Cô Nguyễn Thị Kim Liên, giáo viên trường tiểu học Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Số điện thoại: 0984.570.259

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 
 
Nguyễn Thùy 

Các bài viết khác

BACK TO TOP