• 10/11/2013 21:31:13 | 2014 lượt xem

Nhân chứng nạn nhân chất độc màu da cam

Nhân chứng của nạn nhân chất độc màu da cam /Dioxin

Chất độc da cam (viết tắt: CĐDC, tiếng Anh: Agent Orange - Tác nhân da cam) là tên gọi của một loại chất thuốc diệt cỏ và làm rụng lá cây được quân đội Hoa Kỳ sử dụng tại Việt Nam trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam. Chất này đã được dùng trong những năm từ 1961 đến 1971 và nhiều người cho rằng đã làm tổn thương sức khỏe của những người dân thường cũng như binh lính Việt Nam, lính Mỹ cũng như lính Úc, Hàn Quốc, Canada, New Zealand có mặt như quân đồng minh của Mỹ mà có tiếp xúc với chất này, cũng như con cháu họ.

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, mục đích quân sự chính thức của CĐDC là làm rụng lá cây rừng để quân đội du kích Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam không còn nơi trốn tránh. CĐDC là một chất lỏng trong; tên của nó được lấy từ màu của những sọc được vẽ trên các thùng phuy dùng để vận chuyển nó. Quân đội Hoa Kỳ còn có một số mã danh khác để chỉ đến các chất được dùng trong thời kỳ này: "chất xanh" (Agent Blue, cacodylic acid), "chất trắng" (Agent White, hỗn hợp 4:1 của 2,4-D và picloram), "chất tím" (Agent Purple) và "chất hồng" (Agent Pink).

Đến năm 1971, CĐDC không còn được dùng để làm rụng lá nữa; 2,4-D vẫn còn được sử dụng để làm diệt cỏ. 2,4,5-T đã bị cấm dùng tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.Người ta đã tìm thấy CĐDC có chứa chất độc dioxin, nguyên nhân của nhiều bệnh như ung thư, dị dạng và nhiều rối loạn chức năng ở cả người Việt lẫn các cựu quân nhân Hoa Kỳ.
2,3,7,8-TCDD, một loại dioxin gây ô nhiễm

Tuy nhiên, Giáo sư Alvin L. Young - chuyên gia dioxin nói rằng "Không có tác hại sinh thái nào được ghi nhận ở động thực vật mặc dù một lượng lớn chất diệt cỏ và dioxin đã được sử dụng", và rằng "thông tin này chưa được xem xét trong các lần đánh giá trước của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ và Viện Y học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ". Tuy nhiên, giáo sư lưu ý rằng "các chất diệt cỏ đổ thẳng xuống đất và ngấm sâu trước khi thoái biến thì sẽ có tồn dư và vì vậy là một mối lo ngại."[1]. Còn theo Cựu Đại sứ Mỹ tại VN ông Michael Marine vẫn cho rằng mối liên hệ giữa sự phơi nhiễm dioxin và sức khoẻ con người vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên ông đã công bố khoản tài trợ trị giá 400 nghìn USD để nghiên cứu ô nhiễm dioxin và tẩy độc tại sân bay Đà Nẵng[2].

BACK TO TOP