• 11/12/2013 14:26:15 | 1120 lượt xem

Nữ sinh 17 tuổi gác lại ước mơ đến trường vì bệnh ung thư

(Dân trí) - Để vợ đi XKLĐ những mong có thể lo cho các con ăn học, anh gồng mình vừa làm cha, vừa làm mẹ. Thương đứa con gái vừa tròn 17 tuổi mắc bệnh ung thư nhưng vẫn ham được tới trường, anh chỉ mong giá mà mình có thể đau thay con…

 

Bao ước mơ học hành của cô bé 17 tuổi đành phải gác lại bởi căn bệnh ung thư vòm họng
Bao ước mơ học hành của cô bé 17 tuổi đành phải gác lại bởi căn bệnh ung thư vòm họng

 

 

Ngôi nhà cũ kỹ của anh Vũ Văn Lương (xóm 1, xã Tăng Thành, Yên Thành, Nghệ An) nép bên vườn chuối xác xơ. Trong nhà gần như không có gì đáng giá ngoài chiếc ti vi cũ. Sinh năm 1996 nhưng Vũ Thị Hoài (lớp 12A5, Trường THPT Yên Thành 2) – con gái anh, chỉ bé như học sinh cấp 2. “Chiều nay Hoài vào Sài Gòn tiếp tục đợt chữa trị mà nhà không còn đồng nào. Tôi vừa chạy đi vay nóng cho cháu được 5 triệu làm lộ phí”, anh Vũ Văn Lương cho biết.

 

Vợ chồng anh có 3 đứa con, cộng với bà mẹ già mù lòa hơn 80 tuổi mà chỉ có mỗi sào ruộng của anh nên thiếu hụt quanh năm. Năm 2011, hai vợ chồng bàn với nhau để chị Thương - vợ anh đi xuất khẩu lao động. Cũng chẳng mong giàu có gì, chỉ hi vọng có tiền nuôi con ăn học tới nơi tới chốn. Toàn bộ chi phí đi xuất khẩu hơn 130 triệu phải vay hoàn toàn. Mỗi tháng tiền lãi hơn 1 triệu.

 

“Nghĩ số nợ sẽ nhanh chóng trả được, rồi sẽ sớm có đồng tích lũy nên tôi động viên các con kham khổ một tý. Được cái đứa mô cũng ngoan, biết nghe lời và học hành chăm chỉ. Năm nào cái Hoài, cái Nhi cũng mang giấy khen về. Với tôi, thế là mãn nguyện rồi”, anh Lương kể tiếp. Tuy nhiên, niềm vui ngắn chẳng tày gang. Nợ chưa kịp trả thì tai họa giáng xuống gia đình.

 

Hè vừa rồi, Hoài bỗng thấy đau cổ, đau nửa mặt lan lên đầu. Nghĩ con bị viêm a-mê-đan, anh nghĩ đợi con thi cử xong sẽ đưa đi cắt. Sau đợt thi, khi biết Hoài tiếp tục thi đậu vào lớp chọn, hai bố con mới đi khám. Ban đầu, người ta bảo Hoài bị viêm họng, cho thuốc về uống. Uống mãi không thấy đỡ, tần suất đau của Hoài dày hơn, cơn đau cũng dữ dội hơn, anh Lương đưa con xuống Bệnh viện Ung bướu kiểm tra.

 

Dẫu vậy Hoài vẫn miệt mài bên trang sách với niềm tin mãnh liệt có thể sớm trở lại trường
Dẫu vậy Hoài vẫn miệt mài bên trang sách với niềm tin mãnh liệt có thể sớm trở lại trường

 

 

Với một loạt xét nghiệm, bác sỹ kết luận Hoài bị ung thư vòm họng. Không tin đó là sự thật, anh đưa con ra Hà Nội. “Tôi chỉ mong đó là sự nhầm lẫn, làm sao một đứa trẻ mới tý tuổi đầu đã mắc thứ bệnh quái ác này được. Nhưng kết quả vẫn là K vòm họng. Nhận kết quả, hai bố con chỉ biết ôm nhau mà khóc”, anh quay đi, cố dấu dòng nước mắt đang chực lăn xuống.

Nợ chưa trả hết, con lại mắc trọng bệnh cần rất nhiều tiền để chữa trị khiến anh không biết xoay xở thế nào. Thương con đứt ruột nhưng chưa hết hợp đồng chị Thương cũng không dám về. Hồi tháng 10, hết hợp đồng chị về ngay. Số tiền chắt bóp trong 2 năm chỉ đủ trả số nợ đã vay. Ở nhà ôm con mà không có tiền chạy chữa, chứng kiến những lần con đau vật vã chị lại gạt nước mắt đi tiếp. Xa cách, biết con gái cần mẹ, biết chồng sẽ vất vả hơn khi lo toan cho gia đình và chăm sóc con nhưng chị không thể làm khác được. Lần đi này, anh chị cũng phải tiếp tục vay 60 triệu đồng.

 

Mấy chục ngày ở Bệnh viện K trung ương, mấy chục triệu vay mượn đã hết nhẵn, trong khi đó số tiền cho một đợt xạ trị lên tới hơn 30 triệu đồng, anh Lương đành đưa con về nhà. “Vừa rồi nghe người ta bảo ở Đồng Nai có người chữa được bênh ung thư bằng thuốc bắc nên tôi đưa cháu vào. Cháu nó mới từng ấy tuổi đầu, xạ trị tóc rụng trọc lóc thì nhìn thế nào được. Với lại ở ngoài đó có mấy ai chạy chữa mà khỏi đâu. Hơn nữa chữa trị bằng thuốc bắc cũng đỡ tốn kém hơn”, ông bố phân bua.

 

Những lúc chế ngự được cơn đau, Hoài lại ngồi vào bàn học hoặc bày vẽ thêm cho em
Những lúc chế ngự được cơn đau, Hoài lại ngồi vào bàn học hoặc bày vẽ thêm cho em


Hai bố con đi lại chi phí sẽ lớn hơn nên anh đành cho con đi một mình, vào trong đó lại nhớ những người họ hàng xa giúp đỡ. Cứ mỗi lần điều trị kéo dài một tuần, con bé phải “dắt túi” gần chục triệu đồng, bởi vậy gia đình anh lâm vào cảnh nợ chồng lên nợ. Nhưng với anh, điều đó không xót xa bằng việc phải chứng kiến đứa con gái ham học và học giỏi của mình phải nghỉ học.

 

Sau mỗi đợt điều trị, dù sức khỏe yếu nhưng Hoài vẫn nằng nặc đòi bố được tới trường. Hồi trước thì nghỉ 3-4 ngày lại đến trường một hôm nhưng hiện nay sức khỏe quá yếu nên một tuần Hoài mới có thể đi học một buổi. “Bảo nó nghỉ học để yên tâm chữa bệnh nhưng nó bảo con nhớ trường, nhớ lớp, nhớ thầy cô bạn bè lắm. Thương con, tôi nhớ mấy đứa bạn cùng xóm chở đi hộ.

 

Những lúc chế ngự được cơn đau, Hoài lại ngồi vào bàn học hoặc bày vẽ thêm cho em
Thay vợ chăm lo cho các con, anh Lương tranh thủ đi nhặt phế liệu để có thêm tiền chạy chữa cho Hoài

 

 

Hôm nào đến trường nó cũng ngất xỉu nhưng toàn giấu bố vì sợ bố không cho đi học nữa. Ở nhà lúc nào khỏe nó lại mang sách vở ra học rồi xếp ngay ngắn vào trong cặp để mai tới trường. Nhưng…” anh Lương bỏ lửng câu nói ở đó rồi chạy vụt vào trong nhà. Có lẽ anh không muốn con nhìn thấy mình khóc.

 

“Em thèm được tới truờng lắm. Nhưng khi đau quá em chỉ muốn đập đầu vào tường cho nó vỡ luôn. Sau này em sẽ thi vào ngành y”, ngước đôi mắt buồn rười rượi lên, Hoài vẫn tin tưởng vào ngày mình sẽ khỏi bệnh để tiếp tục tới trường. Tuy nhiên, những cơn đau đầu như búa bổ, những lần ngất xỉu trong nhà tắm hay những khi đờm dãi bịt đường thở khiến việc ngồi vào bàn học cũng quá sức đối với cô bé này.

 

Không để nước mắt rơi trước ước mơ nhỏ nhoi chính đáng của con, anh Lương đứng dậy vào nhà trong thay quần áo. Dắt chiếc xe máy cà tàng ra, anh bắt đầu rong ruổi khắp nơi để thu mua sắt vụn. Đó là công việc thường nhật của anh sau khi đã sắc thuốc cho con, đi chợ, giặt giũ, nấu nướng cho cả nhà. Cuộc chiến giành giật sự sống của con gái anh còn rất gian nan, anh không thể trút hết gánh nặng kinh tế lên vai vợ.

 

“Tôi chỉ có một ước nguyện duy nhất là mình có thể gánh hết đau đớn để Hoài được đến trường…”, lần này, giọt nước mắt đã không thể dấu được trên gương mặt gầy guộc của người cha.

 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1248: Anh Vũ Văn Lương, xóm 1, xã Tăng Thành, Yên Thành, Nghệ An

Điện thoại: 01649882028

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269

 

 

Hoàng Lam

Các bài viết khác

BACK TO TOP