• 27/11/2013 17:03:34 | 1838 lượt xem

Hậu họa khôn cùng của dioxin

Ở cuộc chiến tranh Việt Nam, trong nỗ lực nhằm phá hủy các căn cứ quân sự được ngụy trang của quân giải phóng, lực lượng quân sự Mỹ đã rải khoảng 72 triệu lít các chất hóa học trên hơn 1 triệu héc ta đất Việt Nam trong khoảng thời gian từ 1962 - 1971. Đa số các hợp chất hóa học có chứa thành phần dioxin, còn gọi là chất độc màu da cam.

Trên thực nghiệm ở động vật và quan sát trên người, dioxin đã gây ung thư và các bệnh lý có liên quan đến vấn đề sinh đẻ như thai chết lưu, dị dạng thai nhi... Nhiều cựu chiến binh Mỹ đã từng chiến đấu ở Việt Nam cho rằng họ đã mắc bệnh sau chiến tranh.

Hậu họa khôn cùng của dioxin 1
 Hàng trăm nghìn trẻ em Việt Nam chịu ảnh hưởng của chất độc da cam. Ảnh: CTV

Năm 1991, Quốc hội Mỹ đã ra lệnh tiến hành một cuộc nghiên cứu khoa học có tính độc lập về chất độc da cam. Viện Hàn Lâm khoa học quốc gia đã tiến hành nghiên cứu vấn đề đó. Quốc hội cũng đã yêu cầu Bộ Cựu chiến binh hãy bồi thường cho những cựu binh Mỹ mắc phải bất kỳ bệnh nào trong ba chứng bệnh do chất độc màu da cam gây ra sau chiến tranh. Một trong các chứng bệnh đó là các ung thư: ung thư lympho không Hodgkin và ung thư tế bào liên kết mô mềm.

Tháng 7/1993, một ủy ban của Viện Y học thuộc Viện Hàn Lâm khoa học quốc gia đã đưa ra một bản tường trình. Những thành viên của Ủy ban đã nghiên cứu gần 6.500 báo cáo khoa học về ảnh hưởng của các chất hóa học diệt thực vật trên người. Ủy ban đã tìm thấy mối liên hệ giữa chất độc màu da cam và 2 bệnh khác. Thứ nhất một loại bệnh có tên là Hodgkin, thứ hai là một loại bệnh da liễu rất nặng có tên là Porphyria cutanea tarda. Bộ Cựu chiến binh Mỹ đã đưa 2 bệnh này vào danh sách các bệnh để các cựu chiến binh có thể nhận được bồi thường và chữa trị miễn phí.

Ngày 4/12/1998, Đài truyền hình BBC nội địa đã trình chiếu một cuốn phim được thực hiện tại Việt Nam về chất độc da cam trong đó nói đến một cuộc nghiên cứu mới của một nhóm chuyên gia Canada gồm 40 người, đã đi đến một khu vực bị rải chất độc da cam cách đây hơn 40 năm là A Lưới thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, giáp ranh Lào và đã tìm thấy hơi độc dioxin còn hiện diện ở một mức độ đáng sợ trong đất đai, nước, sinh vật như cá, thịt, cả trong gan, mỡ của những con vịt được nuôi ở đó, trong cá trắm cỏ ở trong ao trước đây là những hố bom và ngay ở trong máu của những người sống nơi đó. Càng ăn phải những thứ nhiễm chất độc càng tích tụ nhiều ở trong người. Các chuyên gia Canada cho biết ở phương Tây những khu vực như vậy được xem là khu vực nhiễm độc, không được bén mảng tới đó, đừng nói là sinh sống. Họ khuyên nhủ đừng ăn uống những thứ bị nhiễm độc.

Thế nhưng, nỗi khổ ở đây là nơi sinh sống của họ. Phụ nữ A Lưới nói rằng đây là lúc cây cối mọc trở lại, trước đây chỉ là đồi trọc. Nhóm chuyên gia Canada cũng đã tìm thấy dioxin trong máu của những người lớn và trẻ em truyền từ đời này sang đời khác.Các chuyên gia Việt Nam cho biết, bây giờ có thể thông báo cho người dân biết các thứ rau quả, các con vật nào ăn mà không sợ bị nhiễm chất độc. Theo các chuyên gia Canada thì để tránh cho các thế hệ tương lai khỏi bị chất độc màu da cam thì điều cần thiết là phải tẩy sạch độc chất ra khỏi đất đai. Tại Việt Nam, họ cho rằng có 9 khu vực được cho là điểm nóng. Người ta ước tính có đến 6 triệu trái mìn chưa nổ ở khắp nơi. Mìn nổ, đất bị xới lên và nếu đất bị nhiễm dioxin thì như thả hổ về rừng. Khi nói đến tẩy độc chất, người ta không thể không nói đến tốn kém. Thật vậy, tại chính nước Mỹ, để tẩy một tòa nhà bị nhiễm dioxin, Chính phủ Mỹ phải bỏ ra 20 triệu USD. Còn tại Việt Nam, có đến 10 - 14% đất đai bị nhiễm chất độc.   

BACK TO TOP