• 27/11/2013 17:23:41 | 17064 lượt xem

Dioxin là nguyên nhân của hơn 30 căn bệnh

Nghiên cứu của Đại học Columbia (Mỹ) cho biết, hơn 3.000 ngôi làng trực tiếp bị ảnh hưởng của chất độc da cam qua khoảng 10.000 phi vụ trải thuốc độc khai quang trong cuộc chiến tranh hóa học của Mỹ tại Việt Nam. Như vậy cộng với ảnh hưởng của gió, thì Việt Nam có từ 2,1 đến 4,8 triệu người dân bị nhiễm độc.

Qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế xác định được những đặc điểm khác biệt của các chất độc sinh thái có chứa dioxin so với chất độc thông thường. Theo đó, chất này có khả năng tích lũy và lưu tồn lâu dài khác thường trong các thành phần sinh học và phi sinh học trong môi trường.

Dioxin la nguyen nhan cua hon 30 can benh

Trong nhiều năm hoặc trong một giai đoạn của chu kỳ cuộc sống các chất độc sinh thái này trở thành các thành phần tương tự hormon tham gia vào quá trình cơ bản của hoạt động sống. Chúng làm thay đổi, thậm chí làm sai lệch các quá trình chuyển hóa các chất nội sinh, ngoại sinh, cho dù các quá trình này đã bền vững trong quá trình tiến hóa.

Ở người, khi tiếp xúc trong thời gian ngắn với dioxin hàm lượng cao có thể dẫn đến những triệu chứng ngoài da, tạo ra những vết sẫm màu, hoặc các rối loạn chức năng của gan. Các tiếp xúc lâu dài có thể tác đến hệ thống miễn dịch, gây rối loạn sự phát triển hệ thần kinh, tuyến nội tiết và cả chức năng sinh sản. Tiếp xúc trường kỳ với dioxin có thể làm xuất hiện một số bệnh ung thư.

Bởi dioxin có khả năng gây tác động liên hợp, cộng hợp với các yếu tố hóa học, phi hóa học trong môi trường, làm tăng tác động của phóng xạ.

Các bệnh có liên quan đến chất da cam

Ung thư bàng quang, ung thư não, ung thư vú, ung thư hệ thống sinh sản nữ, ung thư cổ tử cung, ung thư trẻ em con cựu chiến binh ở Việt Nam và Campuchia, ung thư máu cấp tính thể tụy, ung thư gan mật, ung thư đường tiêu hóa, ung thư máu, ung thư mũi, vòm họng, ung thư bộ phận sinh sản nữ, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư hô hấp, ung thư hệ thống sinh sản nữ, ung thư nội mạc tử cung, ung thư tổ chức mềm;
Ban da do Chloracne;
Đái đường type 2;
Viêm nội mạc tử cung;
Viêm gan do virus C;
U limphô Hodgkin;
Trẻ em sinh thấp cân và đẻ non;
Bệnh sơ hóa rải rác ở não;
Bệnh đa u tủy xương;
Chết chu sinh;
Viên thần kinh ngoại vi;
Bệnh ứ porphyrin da chậm;
Bệnh nứt gai đôi cột sống;
Sảy thai tự nhiên ung thư tinh hoàn.

Độ mẫn cảm đối với các chất độc sinh thái khác nhau rõ rệt giữa các loài và trong cùng loài. Các động vật cùng loài và ở người độ mẫn cảm với dioxin cũng khác biệt nhau nhiều. Thời kỳ tiềm ẩn cần thiết để phát triển các bệnh "đặc trưng" diễn ra trong thời gian rất dài, gây ra tình trạng bệnh theo đa hướng, đa hình thái và ở nhiều mức độ.

Chính vì vậy những người trực tiếp tiếp xúc với chất dioxin có khả năng bị các bệnh như ung thư, hệ hô hấp, bệnh thần kinh, bệnh tim mạch, bệnh ngoài da, rối loạn chuyển hóa, suy giảm miễn dịch, tai biến sinh sản. Nhưng đau đớn và nguy hiểm nhất là việc dioxin tác hại không chỉ một mà nhiều thế hệ liên tiếp, nhiều trẻ em sinh ra bị dị dạng, không chân tay, mắt mũi hay nội tạng vì bị nhiễm dioxin từ cha mẹ, ông bà. Hiện nay cũng có nhiều dấu hiệu cho thấy chất độc này đã ngấm vào đất vì dù đã trải qua mấy chục năm, nồng độ dioxin đo được qua các mẫu đất của miền Trung vẫn còn rất cao.

Không chỉ vậy, chất độc này còn hủy hoại thiên nhiên nặng nề. GS. Võ Quý, người đoạt giải thưởng Hành tinh xanh năm 2003, cho biết, việc Mỹ sử dụng hơn 80 triệu lít chất diệt cỏ và làm rụng lá cây rải xuống miền Nam Việt Nam là một hành động phá hoại sinh thái lớn nhất trong thế kỷ. Rừng nội địa phải gánh chịu nặng nề nhất, chiếm 86% tổng số phi vụ rải chất độc.

Thống kê của Viện Điều tra quy hoạch rừng cho thấy, hơn 3 triệu ha rừng, tức 1/10 diện tích miền Nam VN đã bị rải chất độc làm trụi cây cỏ trong chiến tranh, gây mất cân bằng sinh thái, lũ lụt hoặc khô hạn. Ảnh hưởng trực tiếp của chất độc dùng trong cuộc chiến tranh này không những đã triệt phá rừng, làm suy thoái đất mà còn giết chết các hệ động vật trên cạn và dưới nước. Theo GS. Quý, những năm gần đây, hiện tượng lũ lụt, hạn hán xảy ra liên miên ở các tỉnh miền trung và miền nam Việt Nam là do rừng nhiệt đới đã bị tàn phá

BACK TO TOP