• 25/11/2013 14:06:17 | 978 lượt xem

Khốn khổ cảnh cha trở thành phế nhân, con mang bệnh hiểm nghèo

(Dân trí) – Nỗi đau chồng phải cưa hai chân và cánh tay phải sau tai nạn điện chưa kịp lắng xuống thì căn bệnh bạch cầu cấp của đứa con út lại tái phát, chị Thắm như chết lặng bên giường bệnh. Làm sao để cứu chồng cứu con, chị suy tính trong tuyệt vong.

Những giọt nước mắt lăn dài theo tiếng nức nghẹn không thành tiếng của người đàn bà có làn da cháy nắng càng khiến không khí phòng bệnh trở nên nặng nề u uất. Nhận điện thoại từ gia đình thông báo đứa con gái út đang lên cơn sốt cao cần phải nhập viện gấp, chị gần như ngã gục cạnh những lớp bông băng trắng toát trên cơ thể chồng.

 

Mất 2 chân và cánh tay phải, anh Vinh trở thành gánh nặng của vợ con

Mất 2 chân và cánh tay phải, anh Vinh trở thành gánh nặng của vợ con

 

Chị là Nguyễn Thị Thắm (34 tuổi, ngụ tại Lâm Đồng) đang chăm sóc chồng bị tai nạn tại bệnh viện Chợ Rẫy. Ngày 4/7, anh Phạm Văn Vinh (37 tuổi) bị điện cao thế phóng trong lúc đi làm hồ, suýt không toàn mạng. Nằm trên giường bệnh, anh thều thào: “Đó là ngày đầu tiên tôi đi làm cho công trình nhà ở dân sinh trước cổng chợ Phước Cát. Tôi cầm thước và cây sắt đo bồn hoa ở ban công tầng 2 cho chủ nhà. Bất ngờ cây sắt bị hút vào đường điện chạy cách ban công khoảng 40cm, tôi bị giật hất văng xuống sàn nhà, không còn biết gì nữa.”

Sau khi sơ cứu tại hiện trường, anh Vinh nhanh chóng được chuyển tới bệnh viện địa phương. Tại đây, các bác sĩ tức tốc chuyển bệnh nhân lên bệnh viện Chợ Rẫy. Để cứu tính mạng của anh, bác sĩ tại khoa Bỏng đã cắt bỏ 1/3 hai chân và cẳng tay phải do tia lửa điện phóng khiến các bộ phận trên bị chết xương không thể phục hồi. Mơ ước được lao động để cố gắng thoát nghèo của vợ chồng anh Vinh trong thoáng chốc đã tắt lịm.

Cùng cha mẹ đi khai khẩn vùng kinh tế mới tại Lâm Đồng từ thuở nhỏ, đến khi lập gia đình, vợ chồng anh Vinh chỉ có vỏn vẹn 5 sào ruộng mỗi năm cấy được một vụ lúa. Để nuôi 4 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn, nhiều năm qua chị Thắm phải một mình quần quật làm việc bởi anh Vinh mắc bệnh vảy nến ở hai chân, muốn di chuyển anh buộc phải nhờ vợ hoặc người thân cõng. Chị Thắm dốc hết sức và tìm đủ mọi phương thuốc chạy chữa, đến cuối năm 2012 đôi chân của anh Vinh mới lành lặn trở lại.

Thỏa nguyện mơ ước được tự do đi lại và lao động, anh Vinh làm việc quần quật không biết mệt để phụ vợ nuôi con. Từ phụ hồ cho đến làm thuê làm mướn, công lớn việc nhỏ anh đều không nề hà. Nhưng, đầu năm 2013 chị Thắm bị bệnh lồng ruột phải thực hiện cuộc mổ cấp cứu.

 

Chị Thắm suy tính chuyện cứu chồng cứu con trong tuyệt vọng

Chị Thắm suy tính chuyện cứu chồng cứu con trong tuyệt vọng

 

Mẹ vừa xuất viện thì đứa con gái út là Phạm Thị Trúc Ngân (3 tuổi) lại đổ bệnh. “Nó sốt liên miên nhưng uống thuốc không đỡ, đến bệnh viện tỉnh bác sĩ tìm không ra bệnh nên phải xuống TPHCM. Tại bệnh viện Nhi Đồng 2, bác sĩ kết luận con bé bị bệnh bạch cầu cấp” (bệnh ung thư dòng tủy của các tế bào máu – PV). Khoản tiền ít ỏi anh Vinh kiếm được mỗi ngày chẳng thấm vào đâu so với việc điều trị của con, nợ nần bắt đầu chồng chất.

Không đủ tiền cho con nằm viện, họ đành mang bé Ngân về điều trị tại nhà. “Nếu con bé sốt cao, uống thuốc không đỡ chúng tôi lại đưa lên thành phố nhờ các bác sỹ can thiệp.” Bà con lối xóm thương tình nên ai có công việc gì cũng gọi vợ chồng anh Vinh đến làm để có thêm đồng ra đồng vào lo cho con. Nhưng tai nạn bất ngờ ập đến đã vĩnh viễn cướp đi đôi chân và cánh tay phải của người cha khốn khổ. Chị Thắm sụt sùi: “Tôi chạy mãi mới chữa khỏi cho đôi chân bị vảy nến của chồng nhưng giờ bị điện giật phải cắt bỏ luôn. Thế là hết...”

BS Trần Đoàn Đạo, Trưởng khoa Bỏng và Tạo hình cho biết: “Nếu may mắn qua được nguy kịch, bệnh nhân Vinh cần lắp chân và tay giả để thuận lợi hơn cho sinh hoạt thường ngày. Hiện bệnh nhân đã ghép da ở vùng mõm cụt, tình trạng sốc bỏng được đẩy lùi nhưng tiên lượng vẫn khá dè dặt.”

Để chạy chữa cho con và cứu chồng, chị Thắm đã phải vay mượn khắp nơi với số tiền lên đến hơn 50 triệu đồng. Trong khi chi phí điều trị của anh tại bệnh viện Chợ Rẫy chưa được thanh toán thì đứa con nhỏ lại đứng trước nguy cơ phải nhập viện điều trị. Gia cảnh “rách nát” sinh mạng của cha và đứa em út cũng mong manh nên hy vọng được tiếp tục đến trường của ba chị em Phạm Thị Tươi (16 tuổi), Phạm Văn Sơn (13 tuổi), Phạm Thị Thu Thủy (5 tuổi) cũng tắt dần.
 

Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:

1. Mã số 1104: Anh Phạm Văn Vinh, khoa Bỏng – Tạo hình bệnh viện Chợ Rẫy, TPHCM.

Hoặc thôn Ninh Hạ, Nam Ninh, Cát Tiên, Lâm Đồng.

Điện thoai: 01655.680.565

2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí.

Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã)

Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490

Email: quynhanai@dantri.com.vn

Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:

* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội.

* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri

Account Number: 045 137 195 6482

Swift Code: BFTVVNVX

Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)

* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm

* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội

* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)

Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002

Swift Code: MSCBVNVX

Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK -  MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)

3. Văn phòng đại diện của báo:

 VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122

VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725

VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885

VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269 

 

Vân Sơn

Các bài viết khác

BACK TO TOP